Đây là khái niệm khá phổ biến của người làm SEO. 1 bài viết tốt để lên top Google ngoài yếu tố hữu ích cần tuân theo các quy tắc kỹ thuật nhằm giúp Google nhanh chóng nhận diện ra nội dung và đưa tới người tìm kiếm. Viết bài chuẩn SEO gồm các nguyên tắc về mật độ từ khoá, sử dụng định dạng văn bản phù hợp và các tính toán chi tiết nhằm tối ưu nhất cho cụm từ (các cụm từ khoá) mục tiêu.
Google ngày càng khó tính với các “thủ thuật SEO quá đà”, đặc biệt là tạo backlink không tự nhiên sau khi Google update Penguin hoạt động realtime. Điều này là tin buồn với giới SEO vốn chú trọng vào phương pháp backlink, nhưng lại là tin vui vào những ai theo trường phái SEO tổng thể tập trung vào nội dung.
Nếu ví von việc Thiết kế ra một website chuẩn SEO (bao gồm Cấu trúc website và tối ưu kỹ thuật cho Website – Onpage) là nền móng thì Content SEO chính là “da thịt”. Làm sao để viết ra một nội dung vừa hay ho, vừa chuẩn các yếu tố để SEO, giữ chân được người dùng và tăng tương tác mạng xã hội là điều chắc chắn sẽ được toàn thể giới SEO hiện nay quan tâm (khi mà backlink trở nên khó khăn). SeoTuKhoa.Com.Vn xin giới thiệu 35 checklist công việc để bạn tạo ra một nội dung chuẩn SEO.
Tài liệu dựa trên kinh nghiệm và kiến thức SEO của SeoTuKhoa.Com.Vn và tham khảo các tư liệu từ những Guru trong ngành công nghiệp SEO của thế giới.
Trước hết cần thống nhất với nhau về quy trình viết bài “chuẩn SEO”
Xác định từ khoá chính và các từ khoá phụ:
Mỗi 1 Page trên website (Home, category, post, tags, pages) sẽ phụ trách 1 và chỉ 1 cụm từ khoá chính duy nhất, đại diện cho nhu cầu tìm kiếm chi tiết của khách hàng. (VD: viết bài chuẩn seo).
Khách hàng thường tìm kiếm đa dạng, dài ngắn khác nhau, nhất là trong tiếng Việt với rất nhiều từ “thêm nếm”, vì vậy ngoài từ khoá chính, mỗi Page sẽ SEO thêm được vài từ khoá phụ nữa. (VD: cách viết bài … , viết bài chuẩn SEO nhất …)
Tìm kiếm tư liệu ( 3 đến 5 nội dung, ảnh, video …):
Bạn sẽ khó mà viết ra cái gì đó mới hoàn toàn vì đến giờ này hầu hết các ngành nghề, sản phẩm, dịch vụ đã có nội dung sẵn ở các website khác rồi.
Nếu bạn thuần tuý là dân SEO thì viết 1 bài hấp dẫn mà không biết gì về thứ mình viết sẽ khá khó.
Một tip nho nhỏ là bạn có thể tham khảo nội dung từ 3 đến 5 bài khác.
Nhân tiện, bạn nên chuẩn bị ảnh và video minh hoạ trước khi viết bài.
Cấu trúc bài “theo cách riêng”:
Bạn không được copy nội dung, dù có sửa thế nào thì cũng rủi ro khi Google phát hiện ra.
Để viết “hoàn toàn mới lạ”, không trùng lặp. Bạn nên lấy hết hiểu biết của mình ở bước 2, sau đó cấu trúc và viết lại theo giọng văn riêng của mình.
Nên nhớ giọng văn mỗi người là khác nhau, vì vậy việc bạn tự biên tập và viết lại sẽ tránh việc nội dung bị Google tính là trùng lặp.
Viết bài (Sử dụng checklist 1).
Kiểm tra bài (Sử dụng checklist 2).
Kiểm tra nâng cao (Sử dụng checklist 3).
CHECKLIST KHI VIẾT
Bài viết có giá trị, không copy, trình bày tốt. (Sử dụng copyscape.com để kiểm tra).
Nhiều bạn có hỏi mình làm sao copy mà để Google không biết là mình đi copy? Nói thật với bạn là có ai biết thuật toán Panda của Google nó như thế nào đâu mà luận xem nó nhận định thế nào là nội dung copy.
Hãy gây ấn tượng ngay từ đầu bằng nội dung hoặc hình ảnh.
Nếu giỏi hơn thì bạn có thể gây ấn tượng chỉ bằng text, nhưng đánh trúng insight, vấn đề hay nỗi đau của khách hàng. Nếu tiêu đề của bạn không hấp dẫn, sẽ không ai vào đọc bài của bạn. Nếu 2 dòng đầu tiên không thu hút, phần lớn khách hàng sẽ không đọc thêm. Hãy dành 70 – 80% tâm huyết của bạn cho tiêu đề và phần đầu của nội dung!
Từ khoá chính nằm trong Title, description.
Title dài 55 – 65 ký tự (tiếng Việt có dấu thì nên 55), cụm từ khoá chính đứng đầu tiêu đề, lặp lại không quá 2 lần.
Description dài 150 – 160 ký tự (tiếng Việt có dấu thì nên 150), cụm từ khoá chính lặp lại không quá 3 lần.
Khi Google index kết quả, bạn nên tự search và xem Title cũng như Description có hiện đầy đủ hay bị cắt bớt để chỉnh sửa cho phù hợp.
Thêm từ khoá phụ/phổ biến vào Title, Description (Hà Nội, giá rẻ, chính hãng…).
H1 cho tiêu đề và H2, H3 cho các tiêu đề phụ.
Heading là các tiêu đề trong 1 Page, với một bài viết thì Heading là tiêu đề trong bài (giống như khi bạn soạn thảo trong Word).
Heading giúp Google hiểu được các ý chính trong bài, cũng là để người đọc nhận ra các đoạn chính.
Heading 3 sẽ góp phần củng cố nội dung cho heading 2.
Heading 2 góp phần cùng cố cho heading 1.
Bạn cần ghi nhớ rõ thẻ Heading chỉ dùng với “tiêu đề”, không phải là “đoạn văn”
Hãy xem cách Google đặt thẻ Heading trong bài , hình này hay được SeoTuKhoa.Com.Vn đưa làm ví dụ về bài viết mẫu trong các lớp học SEO:
Từ khoá có mặt trong H2, H3.
Google sẽ nhìn vào H1, H2 để nắm nhanh nội dung chính của bài viết vì vậy …
H2 nên xuất hiện từ khoá chính, phụ (nhưng đừng “nhét” tất cả heading đều có từ khoá), khi đó bài viết sẽ rất chán.
Nếu bạn còn thắc mắc Heading thêm vào bài viết thế nào, hãy nhìn lên trình soạn thảo, tìm chữ “Paragraph” cạnh chữ B (bôi đậm).
Từ khoá trong URL (Friendly URL).
Một URL tốt sẽ có cấu trúc tenmien.com/danh-muc-lon/danh-muc-nho/ten-bai-viet.html
Cấu trúc trên không chỉ tốt cho việc người dùng và Spider Google hiểu hơn nội dung, cấu trúc website của bạn, mà còn tốt với Google AdWords, Facebook Ads, Remarketing, Email marketing và nhiều thứ khác sau này khi bạn sử dụng các công cụ Online Marketing.
Tên miền cần chứa từ khoá muốn SEO và có thể làm cho ngắn gọn. Thay vì bài viết này có URL https://trungdan.com/nhan-lam-clip-quay-clip-slideshow-anh-lam-theo-yeu-cau-tphcm.html,
mình rút gọn lại thành https://trungdan.com/nhan-lam-clip-quay-clip-gia-re.html
Từ khoá trong nội dung (Sử dụng các từ đồng nghĩa, bổ nghĩa, liên quan).
Có 3 cách thức chính để bạn đưa từ khoá vào trong bài viết.
Cách 1: nhồi từ khoá. Cách này khá phổ biến và đa số chúng ta sử dụng. Mật độ từ khoá chính khoảng 3% là phù hợp. Tuy nhiên cách này khá nhàm chán.
Cách 2&3: sử dụng từ đồng nghĩa hoặc chùm từ khoá liên quan theo chủ đề.
Các bạn có thể thấy cách mà chúng ta sử dụng từ khoá đa dạng hơn là chỉ “nhồi nhét” từ khoá. Xu hướng của những năm tiếp theo, Google sẽ đủ thông minh để đọc nội dung bài viết của bạn thông qua kiến thức trong bài đó chứ không chỉ là qua từ khoá. Ngay ngày hôm kia, Google đưa ra công bố bỏ công cụ “Content keyword” trong Webmaster tools.
Thay vì việc nhồi nhét từ khoá một cách máy móc, bạn nên tìm các từ khoá đồng nghĩa hoăc liên quan để đưa vào bài viết.
Có 2 cách đơn giản để làm việc này:
Sử dụng gợi ý của Google khi bạn tìm kiếm một từ khoá nào đó, ví dụ search “Bài viết chuẩn SEO”, và đây là các từ khoá mà Google đưa ra thêm (dưới chân trang google.com), hay được khách hàng tìm kiếm, bạn nên đưa vào bài viết. Bạn cứ kiểm tra mà xem, trong bài này mình đưa đủ các từ như vậy vào bài:
Từ khoá nằm trong 150 ký tự đầu và cuối bài (Sapo và kết luận).
Một bài viết tốt cần có mở đầu và kết luận.
Bạn cần nhắc tới từ khoá trong 2 đoạn quan trọng này.
Tối ưu ảnh (URL, Title, Alt, Caption, Text).
Đổi tên ảnh trước khi up, tên ảnh không dấu (để tránh lỗi khi up) và chứa từ khoá.
URL của ảnh chứa từ khoá.
Đặt tiêu đề ảnh (title) chứa từ khoá.
Viết nội dung thẻ ALT chứa từ khoá.
Caption ảnh cũng cũng chứa từ khoá.
Nội dung bao xung quanh ảnh cũng chứa từ khoá luôn.
Ảnh không copy.
Sử dụng Bôi đậm, In nghiêng, gạch chân để nhấn mạnh đoạn nội dung chứa từ khoá.
Bạn cần sử dụng tối đa chức năng của công cụ soạn thảo: bôi đậm khi muốn nhấn mạnh, in nghiêng khi chú giải hay gạch chân khi cụm từ chứa đường link … Đừng sử dụng “bậy bạ”, nó sẽ làm nát bài viết của bạn.
Tranh thủ bôi, in, gạch … với các cụm từ khoá chứa từ khoá chính & phụ.
CTA cho bài viết để bán hàng tốt.
Bất kể là bài viết như thế nào, cần đặt mục tiêu rõ ràng.
CHECK LIST NÂNG CAO DÀNH CHO SEO CHUYÊN NGHIỆP
Tối ưu “nút Social”.
Bạn nên có nút kêu gọi like share comment thật nổi bật. (WordPress có thể sử dụng Sumome).
Ngoài ra nên gắn icon, huy hiệu của Google Plus Page và Facebook Page lên website.
Nội dung dài có khả năng được xếp hạng tốt hơn.
Theo thống kê của các Guru SEO của thế giới, các bài có nội dung dài (700, 1.000, 2.000 chữ) có khả năng được xếp hạng cao hơn trên kết quả của Google. Nếu bạn có khả năng cung cấp một lượng lớn thông tin hữu ích, cứ mạnh dạn viết thật dài :D.
Giảm Bouncer Rate (Tỉ lệ thoát trang).
Khách hàng vào bài viết mà không di chuyển thêm trên website (click để xem thêm page khác) là một dấu hiệu Google cho rằng họ không thích nội dung của bạn. Hãy khiến khách hàng cảm thấy thú vị và đọc thêm vài nội dung khác. Có một số gợi ý sau:
Trước hết hãy khiến khách đọc nội dung hiện tại bạn đang định xuất bản. Mở đầu của bạn phải thật hấp dẫn.
Đặt những đường link nội bộ hữu ích trong bài viết (internal link).
Bài liên quan trên, dưới, thậm chí là trái phải … đều sẽ khiến khách hàng muốn đọc thêm.
Menu trên hoặc trái/phải của website cần trình bày những nội dung mà khách hàng tò mò!
Tạo link bài viết từ trang chủ và “menu bên”.
Một thuật được lưu truyền trong giới SEO, nếu bạn có nội dung quan trọng cần SEO, hãy đặt luôn lên Menu chính của trang hoặc menu bên.
Những nội dung được link thẳng từ trang chủ về là cách để bạn nói với Google rằng đây là một nội dung rất quan trọng.
Dành 80% thời gian để “phổ biến” nội dung: Facebook, AdWords, Forum, Email.
Traffic rất quan trọng trong SEO, nếu bạn mới làm hoặc top bạn không “lên ngay lập tức”, hãy “kéo traffic” từ các nguồn khác về để Google nhanh có dữ liệu đánh giá bài viết của bạn.
Tuy nhiên cần cẩn thận, tìm kiếm nguồn traffic là khách hàng mục tiêu. Nếu bạn đưa các traffic không đúng mục tiêu về bài viết, tỉ lệ thoát và thời gian đọc bài sẽ rất tệ, khiến Google nghĩ rằng nội dung của bạn không tốt.
Các nguồn tốt: email của khách hàng cũ, email của bạn đọc trung thành, quảng cáo Facebook nhắm đúng đối tượng, quảng cáo AdWords nhắm đúng từ khoá, forum & group Facebook của cộng đồng chuyên môn.
Tối ưu cho Mobile và “tải nhanh” bằng công cụ của Google.
Website của bạn cần thân thiện với Google theo tool ở trên.
Ngoài ra nếu bạn dùng wordpress hãy dùng Instant Articles Facebook Plugin và Google AMP Plugin để nội dung hiển thị nhanh, mượt mà khi khách vào bài viết từ Facebook và tìm kiếm Google.
(Cài đặt instant Articles Facebook hơi phiền 1 chút nhưng bạn cứ đi hết hướng dẫn trong plugin sau khi cài là ok).
Nếu cẩn thận hơn thì sau khi xuất bản, bạn thử đọc bài của chính mình bằng di động xem có lỗi gì không.
Kiểm tra số liệu và chỉnh sửa (Google Analytics, Crazyegg, MouseFlow).
Bạn cần hiểu rõ khách hàng có quan tâm nội dung của bạn không. Google Analytics giúp bạn phân tích thời gian khách hàng đọc bài, tỉ lệ khách thoát …
Tuy nhiên để xem xét kỹ hơn, SeoTuKhoa.Com.Vn gợi ý bạn sử dụng Crazyegg. Bạn sẽ biết khách hàng có đọc hết bài viết hay không, thường tương tác với nội dung nào trên trang.
Chỉnh sửa nội dung định kỳ.
Trừ khi nội dung của bạn là Fix content (ví dụ định nghĩa về mặt trời :D) thì việc bạn update nội dung là điều tất yếu. Google vẫn hay quay trở lại và đọc các nội dung cũ, hãy cho Google biết bạn có bản cập nhật thường xuyên cho các nội dung đã xuất bản trước đây.
Đọc thêm: 27 checklist cho người làm SEO 2017
Checklist thứ 36 (đỉnh cao của SEO là không SEO):
Tìm kiếm là một ngành khoa học và nghệ thuật phức tạp và luôn phát triển, và đôi lúc có thể khiến bạn cảm thấy bạn không thể theo dõi tất cả những gì đang diễn ra. Lời khuyên của chúng tôi dành cho các nhà xuất bản và webmaster là hãy luôn tập trung vào việc cung cấp trải nghiệm tốt nhất có thể cho người dùng thay vì chạy theo các dự đoán về tiêu chí xếp hạng và thuật toán của
Google.
Trang nào được xem là trang web chất lượng cao?
Suy cho cùng những điều mà Google nghĩ rằng chúng ta sẽ giúp họ và giúp cho khách hàng của chúng ta là bằng cách đặt ra các câu hỏi “rất người”:
Bạn có tin tưởng vào nội dung được trình bày trong bài viết này không?
Bài viết này có được viết bởi một chuyên gia hay một người đam mê và hiểu rõ về chủ đề này không, hay nội dung của bài viết hời hợt hơn?
Trang web có các bài viết trùng lặp, trùng một phần hay thừa về các chủ đề giống hệt hay tương tự nhau và chỉ có khác biệt nhỏ về từ khóa hay không?
Bạn có yên tâm cung cấp thông tin thẻ tín dụng cho trang web này không?
Bài viết này có lỗi chính tả, trình bày hay dữ kiện không?
Các chủ đề xuất phát từ mối quan tâm thực sự của người đọc trang web hay là website này tạo nội dung bằng cách thử đoán nội dung sẽ có xếp hạng tốt trong các công cụ tìm kiếm không?
Bài viết có cung cấp nội dung hay thông tin nguyên bản, báo cáo nguyên bản, nghiên cứu nguyên bản hay phân tích nguyên bản không?
Trang có cung cấp giá trị đáng kể khi so với các trang khác trong kết quả tìm kiếm không?
Kiểm soát chất lượng được thực hiện đến mức nào với nội dung?
Bài viết có mô tả cả hai mặt của một câu chuyện không?
Trang web có phải là nguồn có căn cứ được công nhận về chủ đề của trang không?
Nội dung có được tạo hàng loạt hay được giao cho một số lượng lớn người viết hoặc có được dàn trải trên một mạng lưới trang web lớn và vì thế các trang hay trang web riêng lẻ không được chú ý hay quan tâm cẩn thận không?
Bài viết được chỉnh sửa kỹ hay có vẻ được tạo một cách tùy tiện hoặc cẩu thả?
Đối với một truy vấn liên quan đến sức khỏe, bạn có tin tưởng vào thông tin từ trang web này không?
Bạn có công nhận trang web này là nguồn có căn cứ khi được nhắc tên không?
Bài viết này có cung cấp mô tả hoàn chỉnh về chủ đề không?
Bài viết này có chứa phân tích chi tiết hay thông tin thú vị ngoài những điều hiển nhiên không?
Đây có phải là loại trang mà bạn sẽ muốn đánh dấu, chia sẻ với bạn bè hay đề xuất không?
Bài viết này có quá nhiều quảng cáo làm sao lãng hay gây trở ngại cho nội dung chính không?
Bạn có nghĩ bài viết này có thể xuất hiện trong một tạp chí in, sách bách khoa hay sách không?
Các bài viết có ngắn, không quan trọng hay thiếu chi tiết hữu ích không?
Các trang được tạo một cách cẩn thận và tỉ mỉ hay không tỉ mỉ?
Người dùng có phàn nàn khi họ xem các trang từ trang web này không?
Phát Triển Nội Dung Bởi Team Quản Trị Website
HỘI IN ẤN - THIẾT KẾ - BAO BÌ - QUẢNG CÁO ✓... Chuyên THIẾT KẾ & IN offset: − Ấn phẩm quảng cáo: Catalogue, brochure, folder, poster,.. ; In offset nhanh tại ...